Tri thức Cuộc sống Daily News

"Búp bê thủy tinh" chinh phục đại học bằng nghị lực thép, kết quả khiến nhiều người kinh ngạc

Cô gái “búp bê thủy tinh” này đã dùng 12 năm kiên cường để phá tan tảng băng định mệnh, khao khát dùng sức mạnh tri thức để thay đổi hoàn cảnh khó khăn của gia đình và đền đáp lại tình yêu thương, sự quan tâm của xã hội đã dành cho em.

Rạng sáng ngày 25/6, tại làng Thanh Quả Sơn, thị trấn Thanh Thái Bình, Ba Đông, Hồ Bắc, Trung Quốc, một ngọn đèn vẫn kiên cường thắp sáng. Trên màn hình máy tính, trang web tra cứu điểm liên tục được làm mới.

“Thấy rồi, 621 điểm!”

Tian Yanqing run run, lời chưa dứt, nước mắt đã tuôn trào. Sau khi cộng thêm 10 điểm ưu tiên dân tộc thiểu số, tổng điểm của em sẽ là 631 điểm. Cô gái với biệt danh “búp bê thủy tinh” này đã dùng 12 năm kiên cường để phá tan tảng băng định mệnh.

Thử thách từ định mệnh và tên gọi "búp bê thủy tinh"

Tian Yanqing sinh năm 2006. Khi mới hơn 1 tuổi, vừa chập chững biết đi, em đã bị bệnh tật đeo bám. Một lần vô ý trượt ngã khỏi ghế, sắc mặt em đột ngột thay đổi, chân sưng tấy nghiêm trọng. Bệnh viện chụp X-quang chẩn đoán em bị gãy xương, khuyến nghị chuyển tuyến. Do gia cảnh nghèo khó, cha mẹ đành bất lực từ bỏ, chỉ có thể cầu cứu thầy lang địa phương bó thuốc điều trị.

Hơn 5 tuổi, Tian Yanqing bắt đầu đi học tại trường tiểu học gần nhà. Trên đường đi học về, khi đang chạy đùa với chú chó nhỏ ở nhà, em lại một lần nữa bị ngã và gãy xương. Sau đó, cha mẹ phải cõng em đi học và về nhà mỗi ngày.

Khi bạn bè vui đùa trên cầu trượt, em chỉ có thể nằm bên cửa ngóng nhìn. Ban đêm, cha mẹ phải cố định đôi chân của em, chỉ một chút duỗi thẳng cũng có thể gây gãy xương. Dù đã vô cùng cẩn thận, Tian Yanqing vẫn không ngừng ngã và bị thương.

Những lần gãy xương liên tiếp khiến em không thể tự đi lại và phải gián đoạn việc học. Cha mẹ em nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề, quyết định cho em nghỉ học để điều trị. Bệnh viện địa phương từng mời chuyên gia đến hội chẩn, xác định em mắc phải căn bệnh hiếm gặp “bệnh xương thủy tinh”, người bệnh rất dễ bị gãy xương chỉ vì một chấn thương nhẹ.

Bước ngoặt cuộc đời: Người thầy mở cửa mang ánh sáng đến

Số phận của Tian Yanqing đã có bước ngoặt vào năm em lên 6 tuổi. Tháng 9/2012, Yuan Hui, một chàng trai trẻ từ Từ Châu, sau một năm tốt nghiệp đã đến điểm dạy học Khương Gia Loan thuộc thị trấn Thanh Thái Bình để tình nguyện giảng dạy. Biết được hoàn cảnh đặc biệt của Tian Yanqing, anh quyết từ bỏ thời gian nghỉ ngơi hàng tuần, đi bộ 3 km đường núi, bất kể nắng mưa để đến tận nhà dạy kèm cho em.

2 năm sau, do điểm dạy học được sáp nhập, quãng đường tăng lên thành 8 km, chiếc xe máy cũ trở thành phương tiện chở ước mơ học tập của Tian Yanqing. Chặng đường này, Yuan Hui đã đồng hành suốt 6 năm trời. Anh không chỉ không nhận một đồng thù lao mà còn tự bỏ tiền túi mua đồ chơi trí tuệ, sách vở, văn phòng phẩm cho em.

“Không thể để một đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau”, đó là niềm tin giản dị mà kiên định của anh.

Dưới sự giáo dục và khích lệ của thầy, Tian Yanqing nhanh chóng bắt kịp các bài học bị bỏ lỡ, tư tưởng cũng có sự thay đổi lớn. Thầy Yuan Hui còn là cầu nối giúp em làm quen với nhiều người tốt bụng. Có người giúp đỡ, có người viết thư động viên... tất cả đều bị lay động bởi tinh thần kiên cường, lạc quan, tự tin của em.

Dù được cha mẹ chăm sóc tận tình, chỉ trong 6 năm ngắn ngủi, Tian Yanqing vẫn trải qua 7 lần gãy xương, 2 lần phải phẫu thuật cố định xương bằng nẹp thép. Để tránh tái chấn thương, cha mẹ không dám cho em xuống đất đi lại, luôn bên cạnh không rời nửa bước. Bầu trời nhỏ bé trước cửa nhà, ô cửa sổ cạnh bếp lửa và lời dặn dò của bà nội đã tạo nên bức tranh tuổi thơ thường nhật của Tian Yanqing.

Chính trong hoàn cảnh đó, Tian Yanqing đã lấy xe lăn làm bàn học, kiên cường hoàn thành chương trình tiểu học. Năm 2019, Tian Yanqing thuận lợi vào cấp 2 với thành tích xuất sắc.

“Trước khi thầy đến, thế giới của em là một màu xám xịt; Sau khi thầy đến, như có một tia sáng ấm áp chiếu rọi vào thế giới của em”, Tian Yanqing viết trong thư gửi thầy.

Khát vọng tương lai: Ước mơ Đại học Vũ Hán

Tháng 7/2022, Tian Yanqing xuất sắc giành vị trí quán quân toàn thị trấn Thanh Thái Bình với 790 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THCS và đỗ vào trường Trung học Phổ thông số 1 Ba Đông, một trường trọng điểm của tỉnh Hồ Bắc. Tự tay bóc thư trúng tuyển, cuộc gọi video đầu tiên của em là cho thầy Yuan Hui ở phương xa.

Để tạo điều kiện cho Tian Yanqing tập trung học tập, nhà trường đã đặc biệt bố trí một phòng nghỉ cạnh lớp học, giải quyết vấn đề bất tiện khi đi lại giữa ký túc xá và lớp học. Căn phòng được trang bị đầy đủ bàn học, giường ngủ, bồn rửa mặt và đặc biệt cho phép mẹ em được ở lại cùng. Nhà trường còn sắp xếp một công việc trong khuôn viên trường cho mẹ Tian Yanqing, giải quyết nỗi lo không thể đi làm vì phải chăm sóc con gái.

“Nhà trường cung cấp chỗ ở cho chúng tôi, còn giúp tôi tìm việc, giảm bớt rất nhiều áp lực”, bà Zhang Cailin không giấu được lòng biết ơn. Bà thường xuyên dặn dò con gái phải nỗ lực học tập gấp đôi, dùng thành tích xuất sắc để đền đáp sự quan tâm này.

Dưới sự chăm sóc tận tình của nhà trường, Tian Yanqing toàn tâm toàn ý vào học tập. Kể từ năm lớp 12, thành tích của em luôn nằm trong top 30 của khối.

“Thầy Yuan, em đã tra được điểm rồi, 621 điểm”.

Sau khi tra được điểm, em đã báo tin mừng cho thầy Yuan qua WeChat ngay lập tức. Mục tiêu của Tian Yanqing là Đại học Vũ Hán, chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc hoặc Lịch sử. Em khao khát dùng sức mạnh tri thức để thay đổi hoàn cảnh khó khăn của gia đình và càng hy vọng tương lai có thể đền đáp lại tình yêu thương, sự quan tâm của xã hội đã dành cho em.

10 trường dự kiến học phí 2025: ĐH Y Dược TP.HCM không tăng học phí, có trường hơn 200 triệu đồng/năm

Năm học 2025-2026, nhiều đại học đã công bố dự kiến học phí, hầu hết đều tăng từ 1 đến 4 triệu đồng với chương trình chuẩn. Các chương trình liên kết, đào tạo bằng ngoại ngữ luôn ở mức cao. Lộ trình tăng tối đa được các trường đưa ra chủ yếu từ 10-15% cho từng năm. Cùng xem những trường đại học lớn dự kiến mức học phí như thế nào.

Khi "vùng an toàn" nhất trở thành nơi trẻ bị xâm hại: Giáo dục giới tính từ sớm có làm trẻ mất ngây thơ?

Vụ việc bé gái 3 tháng tuổi bị xâm hại đã khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Nhưng đằng sau nỗi đau ấy là lời cảnh tỉnh sâu sắc: Nếu người lớn vẫn chọn cách che tai, bịt mắt trước những điều tưởng là “quá sớm để nói”, thì ai sẽ bảo vệ trẻ em khỏi những tổn thương không thể lành lại?

Từ vụ bé 3 tháng tuổi bị xâm hại và những tổn thương vô hình: Người lớn liệu có chủ quan?

Vụ việc bé gái 3 tháng tuổi bị chính người thân xâm hại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thân thể của con trẻ. Liệu có phải chúng ta đã lơ là, phụ huynh nghĩ trong gia đình thì tuyệt đối an toàn, nhà trường và cả chỗ người quen đều không cần lo lắng?

Tỉnh nào được vua nhà Lý đặt tên, mệnh danh là “vùng đất học”, giữ kỷ lục nóng nhất Việt Nam?

Tỉnh này thuộc Bắc Trung Bộ, có diện tích rộng lớn với đa dạng địa hình, nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển kinh tế du lịch. Đây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử. Tỉnh còn được mệnh danh là "đất học" nổi tiếng với thành tích khoa bảng khắp cả nước.

Cây dại mọc ven đường xưa không ai ngó ngàng, nay thành đặc sản làm món ăn ngon có hương vị lạ, 40.000 đồng/kg

Lá non và ngọn non của cây này có thể làm thành đa dạng món ăn, hương vị lạ lẫm được người thành phố tò mò tìm mua về thưởng thức trong những năm gần đây. Trên chợ mạng, có vài địa chỉ rao bán thứ rau dại này với giá khoảng 40.000 đồng/kg.
back to top
OSZAR »