Người dân lúng túng vì chi phí chuyển đổi đất ở tăng cao

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), cần xác định giá đất phù hợp với thị trường, minh bạch, có phân loại rõ từng nhóm đối tượng theo Luật Đất đai mới.

Sáng 3/7, Bộ NN&MT tổ chức họp báo về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024 đang là vấn đề phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện tại các địa phương cũng được đặt ra tại buổi họp báo. Theo đó không ít trường hợp người dân phản ánh chi phí chuyển đổi đất ở quá cao, vượt xa giá trị thửa đất được định giá ban đầu.

Đơn cử, tại Nghệ An có trường hợp giá trị đất được định giá khoảng 3 tỷ đồng nhưng chi phí chuyển mục đích lên tới 4,5 tỷ đồng – mức chênh lệch lớn khiến người dân lúng túng, khó tiếp cận chính sách.

chi-phi-chuyen-doi-dat-o-tang-vot-dang-tro-thanh-ganh-nang-cho-nhieu-ho-dan.png
Chi phí chuyển đổi đất ở tăng vọt đang trở thành gánh nặng cho nhiều hộ dân. Ảnh: Nguyên Lê.

Trước thực trạng trên, Bộ Tài chính cho biết đang đề xuất phương án thu tiền sử dụng đất bằng 50% khoản chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, đại diện Bộ NN&MT nhấn mạnh giá đất phải tiệm cận thị trường, đảm bảo công bằng, minh bạch và hài hòa lợi ích giữa các bên.

Ông Mai Văn Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai Bộ NN&MT cho biết, trước đây, theo Luật Đất đai 2013, giá đất được xác định dựa vào khung giá do nhà nước ban hành, thường thấp hơn nhiều so với thực tế thị trường. Khoảng cách này khiến công tác thu hồi đất cho các dự án đầu tư công gặp nhiều khó khăn, người dân không đồng thuận vì mức đền bù thấp, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án lớn.

"Đây là một trong những rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh giải ngân đầu tư công", ông Khánh nói.

Theo ông Khánh, Nghị quyết số 18/2022 của Ban Chấp hành Trung ương đã đặt ra yêu cầu rõ ràng: Giá đất phải sát thực tế, tiệm cận thị trường. Điều này nhằm đảm bảo người dân có đất bị thu hồi được đền bù xứng đáng, còn người sử dụng đất vào mục đích mới cũng đóng góp tương xứng vào ngân sách.

"Chủ trương là xác định giá đất cụ thể, phù hợp với giá trị thị trường. Bộ NN&MT đang phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát lại một số quy định để điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn", ông Khánh cho biết.

Không thể “cào bằng” trong thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất

Liên quan phản ánh của người dân về chi phí chuyển đổi đất ở quá cao, ông Khánh nhấn mạnh, việc thu tiền sử dụng đất không thể “một mức cho tất cả”. Cần phân biệt rõ giữa hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thực sự về chỗ ở với tổ chức, cá nhân hoạt động có yếu tố đầu cơ, kinh doanh.

"Bộ đang nghiên cứu theo hướng không áp dụng một mức thu cứng 100% cho mọi trường hợp mà phải có phân loại cụ thể, gắn với mục đích sử dụng thực tế", ông Khánh nói.

Trả lời câu hỏi của PV về mối liên hệ giữa giá đất và thị trường bất động sản, đại diện Cục Quản lý đất đai cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất mới cần gắn với đánh giá khách quan về thị trường bất động sản, năng lực phát triển kinh tế - xã hội, khả năng đầu tư công của từng địa phương.

"UBND các tỉnh, thành phố phải hoàn thành bảng giá đất trước ngày 31/12 để kịp áp dụng từ đầu năm sau. Bộ đã có văn bản hướng dẫn, yêu cầu các địa phương đánh giá đầy đủ các tác động và đảm bảo tính khả thi", ông Khánh thông tin.

* Bài viết đã được Vietnamdaily đổi lại title và chapeau.

TPHCM (cũ) chỉ có khoảng 1.400 căn hộ chào bán, giảm mạnh so với con số 1.900 căn cùng kỳ năm 2024.

Giá căn hộ tăng 30%, lên 82 triệu đồng/m2

Trong khi căn hộ ở Hà Nội ghi nhận mức tăng khoảng 33%, thì mức giá trung bình căn hộ tại TPHCM cũng tăng gần 30%, lên khoảng 82 triệu đồng/m2. Sự tăng giá này chủ yếu đến từ việc nguồn cung mới tại cả hai thị trường đều tập trung vào các sản phẩm cao cấp và hạng sang.

Dự án căn hộ Thanh Bình dành cho người thu nhập thấp (đã bàn giao) tại phường Bình Hòa (thuộc TP Thuận An cũ), TPHCM. Ảnh: Hồng Phúc.

Cần cú hích mạnh để phát triển nhà ở xã hội

Xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) là chính sách nhân văn. Tuy nhiên, tại TPHCM, việc triển khai còn đối mặt với hàng loạt nút thắt từ quy trình pháp lý đến lựa chọn nhà đầu tư. Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển NƠXH đến năm 2030, thành phố cần một cuộc cải cách toàn diện, tạo cú hích mang tính đột phá.

back to top
OSZAR »